mức giảm trừ gia cảnh mới và quyết toán thuế TNCN 2020

TÁC ĐỘNG CỦA NÂNG MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH

Câu hỏi 1: Sự cần thiết của việc tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân từ 9 triệu lên 11 triệu/tháng và nâng mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng?

Trả lời: Theo tôi, trong bối cảnh hiện nay. Việc tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN từ 9 triệu lên 11 triệu/tháng và nâng mức giảm trừ đối với NPT từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng là hoàn toàn phù hợp và cần thiết bởi lý do sau:

Căn cứ khoản K4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung thuế TNCN, khi chỉ số số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% thì Chính phủ trình  Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Thực tế từ giai đoạn 2013 đến cuối tháng 12/2019 thì chỉ số CPI đã tăng 23,2% nên  điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là cần thiết

 

Hiện nay giá cả các dịch vụ thiết yếu xã hội ngày càng leo thang theo cơ chế thị trường nên thu nhập của người dân tăng theo. Việc tăng mức giảm trừ gia cảnh sẽ giảm đi khoản thuế phải nộp của người nọp thuế qua đó tạo điều kiện cho thu nhập thực tế của người dân không bị giảm xuống để phù hợp với mức tăng giá cả thị trường;

 

Đối với người nộp thuế, việc điều chỉnh tăng khoản giảm trừ gia cảnh góp phần giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế trong bối cảnh giá cả, lạm phát tăng .

 

Câu hỏi 2: Chuyên gia: Với mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân mới được áp dụng từ 1/7/2020, sự điều chỉnh về thuế thu nhập cá nhân đối với các mức thu nhập trung bình hiện nay sẽ thay đổi như thế nào?

 

Trả lời : “Người đang nộp thuế TNCN ở bậc 1 (chiếm đến 44% số người nộp thuế TNCN) sẽ chuyển sang diện không phải nộp thuế. Những người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng nếu có 2 người phụ thuộc thì số thuế TNCN phải nộp hàng tháng chỉ chiếm khoảng 0,05% thu nhập (10 ngàn đồng/tháng). Những người có thu nhập dưới 15 triệu đồng/tháng có người phụ thuộc sẽ không phải nộp thuế.”

Câu hỏi 3: Lợi ích về kinh tế đối với người dân có các mức thu nhập trung bình, khá như đã đề cập ở trên cụ thể là như thế nào? Ý nghĩa về kinh tế – xã hội?

 

  • Theo tôi, việc tăng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên nhằm giảm bớt gánh nặng nghĩa vụ thuế và Góp phần nâng cao đời sống của người nộp thuế.

 

  • Qua đó tạo động lực khuyến khích lao động, kích thích tăng mức chi tiêu hộ gia đình, tăng tiêu dùng của xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

 

Câu hỏi 4 Chuyên gia: Có một số ý kiến cho rằng mức tăng giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân từ 9 triệu lên 11 triệu/tháng là vẫn thấp, chưa theo kịp nhu cầu thực tiễn?

  • Việc tăng thêm mức giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là tốt. Tuy nhiên mức tăng giảm trừ gia cảnh vẫn còn thấp so với thực tiễn hiện nay. Không chỉ vì chỉ số CPI từ năm 2013-2019 tăng 23,3% thì Chính phủ mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

 

  • Do vậy chính phủ cần có giải pháp ngắn và trung hạn để điều chỉnh tăng mức giảm gia cảnh cụ thể cho từng năm để cho phù hợp với giá cả vật chất, thị trường leo thang, đại dịch covid 19 như hiện nay;

 

Câu hỏi 5: Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnhđiều kiện giảm trừ gia cảnh cho người không nơi nương tựa bao gồm giấy tờ gì?

 

  1. Đối với Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Căn cứ điểm g khoản 1 điều 9 TT111/2013/TT-BTC  quy định

  • NPT là con của người nộp thuế: dưới 18 tuổi thì hồ sơ chứng minh bao gồm: CMND, Giấy khai sinh ; còn đối với người trên 18 tuổi khuyết tật không có khả năng lao động: thì hồ sơ gồm bản sao Giấy khai sinh, CMND, giấy xác nhận khuyết tật theo quy định pháp luật người khuyết tật;
  • NPT là vợ hoặc chồng: hồ sơ chứng minh gồm CMND, sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
  • NPT là cha, mẹ người nộp thuế: CMND và các giấy tờ hợp pháp xác định mối quan hệ phụ thuộc cha mẹ với con cái của cơ quan có thẩm quyền;
  1. Điều kiện giảm trừ gia cảnh đối với người không nơi nương tựa

 

  • Theo quy định khoản 1 điều 9 Thông tư số 11/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 đã duy định về giảm trừ gia cảnh.
  • Một là đối tượng người phụ thuộc bao gồm cả các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng bao gồm: Là những người có quan hệ huyết thống, thân thích trong gia đình với NTT gồm: ace, ông bà, cô dì, chú bác, cháu của người nộp thuế và Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật…
  • NPT không nơi nương tựa trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động; Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • NPT không nơi nương tựa ngoài độ tuổi lao động thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng…

Bên cạnh đối tượng là người không nơi nương tựa như nêu trên, cần đầy đủ các hồ sơ chứng minh gồm: Bản chụp CMND hoặc Giấy khai sinh. Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *